Đăng nhập
Khuyến Mãi
Fanpage shop
Một số công nghệ cao ứng dụng trong camera giám sát
Cùng với xu thế phát triển thì việc trang bị một hệ thống camera quan sát cho gia đình, văn phòng, nhà xưởng, khách sạn…để đảm bảo an ninh và giám sát hoạt động không còn là vấn đề quá phức tạp. Điều mà khách hàng quan tâm hiện nay đó chính là công nghệ ứng dụng cho các sản phẩm camera quan sát.
1. Công nghệ điều chỉnh ánh sáng trên camera
a. Chức năng tự động điều chỉnh độ lợi ( AGC )
Chức năng này sử dụng bộ điều khiển khuếch đại gắn trong chíp Camera, có tác dụng tăng tín hiệu hình ảnh và tăng độ nhạy của cảm biến Camera, khi Camera đặt trong môi trường thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng yếu.
Trong môi trường có ánh sáng mạnh, bộ khuếch đại có thể bị quá tải, làm cho hình ảnh không được hiển thị chính xác. Vì vậy chức năng AGC cần phải được sử dụng linh hoạt tùy vào môi trường.
b. Chức năng bù ngược sáng ( BLC )
Chức năng này giúp camera che bớt đi tia ánh sáng trên khung hình đây là thủ phạm đã che khuất đi khung cảnh đang được quan sát.
Khi cảm biến của Camera đo cường độ ánh sáng trung bình trên tất cả các khung cảnh, nếu bức ảnh có nền sáng nhưng ảnh hiển thị tối. BLC cho phép cảm biến của Camera điều chỉnh độ sáng của toàn bộ hình ảnh để những điểm tối trong bức ảnh sẽ sáng lên.
c. Chức năng cân bằng ánh sáng ( WDR )
Chức năng này cho phép chụp và hiển thị cả khu vực sáng và khu vực tối trên cùng một khung hình. Với chức năng này, các chi tiết trong cả hai khu vực đều được hiển thị rõ ràng, khu vực sáng sẽ không quá sáng, khu vực tối sẽ không quá tối.
Ánh sáng lúc này được cân bằng và phân phối đồng đều để tạo nên một bức ảnh rõ nét, trung thực.
Tuy nhiên tính năng này chỉ có trên một số dòng camera IP và một số dòng camera Analog AHD.
2. Công nghệ chống ngược sáng trên camera
Khi Camera giám sát có ánh sáng chiếu thẳng vào thì hình ảnh sẽ bị lóa hoặc mờ. Chức năng chống ngược ánh sáng (HLC) được áp dụng trên camera sẽ giải quyết vấn đề này.
Chức năng này có công dụng che bớt phần ánh sáng chiếu vào camera và tác động một phần ánh sáng trở lại. Khi đó hình ảnh từ camera sẽ rõ nét, không còn bị lóa hay mờ.
3. Công nghệ giám sát ban đêm
a. Camera True Day / Night
Camera này có khả năng quan sát được cả ban ngày và ban đêm, vì trước thấu kính của Camera có một tấm lọc hồng ngoại (IR Cut Filter), giúp màu sắc chân thực hơn.
Nguyên lý hoạt động: khi điều kiện sáng tốt chuyển sang ánh sáng kém hơn thì tấm lọc hồng ngoại sẽ tự động ra khỏi vị trí chắn trước thấu kính. Lúc này, camera có thể bắt được sóng hồng ngoại nên có thể nhìn được vào ban đêm.
b. Camera Not True Day / Night
Not True Day / Night có cường độ sáng tối thiểu cho chế độ màu và trắng đen khá giống nhau.
Not True Day / Night cũng có một tấm lọc hồng ngoại đặt trước thấu kính, nhưng khi sáng tốt chuyển sang kém thì tấm lọc hồng ngoại này không được chuyển ra khỏi vị trí chắn trước thấu kính và nó sẽ cản hết các bước sóng ngắn hồng ngoại IR. Do đó cường độ sáng tối thiểu sẽ cao hơn so với True Day / Night.
c. Camera sử dụng đèn LED hồng ngoại
Đó là những camera được gắn thêm các đèn LED hồng ngoại xung quanh ống kính. Các đèn LED hồng ngoại này sẽ phát ra ánh sáng để chiếu sáng một khu vực nhất định.
Đây là những camera lý tưởng cho các khu vực thiếu ánh sáng hoặc những khu vực cần quan sát ban đêm. Tuy nhiên, tùy vào số lượng đèn LED được gắn trên board hồng ngoại mà khoảng cách phát sáng của chùm hồng ngoại gần hay xa.
Các chùm hồng ngoại này nằm trong khoảng từ 20 - 70m và có thể cao hơn. Vào ban ngày các camera LED hồng ngoại hoạt động giống như các camera không có LED hồng ngoại.
Khi cảm biến của camera nhận thấy ánh sáng chuyển sang tối dần thì camera sẽ tự động kích hoạt chế độ giám sát ban đêm. Ánh sáng phát ra từ các đèn LED hồng ngoại có màu đỏ nhạt.
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP KẾT NỐI SỐ
Địa chỉ: P.1009 – Nhà B3B – KĐT. Nam Trung Yên – Cầu Giấy – Hà Nội
Điện thoại: (+ 84) 46 290 99 77
Mobile: 097 948 9900
Tin tức mới Xem tất cả

NAS - Giải pháp mạng mạnh mẽ để quản lý dữ liệu

Panorama camera nhìn thế giới từ một góc rộng hơn

Camera Cube là gì?

Giới thiệu về VMS

Edge Recording - Ghi âm cạnh là gì?

Camera Iris là gì?

Vertical/Corridor Format - Định dạng dọc / hành lang là gì?

NVR So Với DVR - Sự Khác Biệt Là Gì? – Phần 2

NVR So Với DVR - Sự Khác Biệt Là Gì? - Phần 1

Tìm hiểu về cảm biến hình ảnh trong camera quan sát

Frame Rate (Tốc độ khung hình) là gì?

Wide Dynamic Range (WDR) là gì?

Tất tần tật về PoE cho hệ thống camera IP

Tìm hiểu về hệ thống chống sét trong camera quan sát

Những tính năng quan trọng của camera giám sát

Ứng dụng thực tế của camera hồng ngoại

Tìm hiểu về chân đế xoay camera

Tiêu chí chọn camera giám sát

Một số loại dây cáp thường dùng trong hệ thống camera quan sát

Ứng dụng của cáp quang trong việc lắp đặt camera giám sát

Camera ngụy trang – Đôi mắt bí ẩn thứ hai của con người

Các loại chuẩn kết nối trong hệ thống camera bạn cần biết

LỢI ÍCH CỦA VIỆC LẮP ĐẶT CAMERA QUAN SÁT LÀ GÌ?

ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ 4K TRONG CAMERA QUAN SÁT

CÔNG NGHỆ 4K – ĐỘ PHÂN GIẢI CỦA THỜI ĐẠI MỚI

Camera hành trình và những lợi ích khi lắp đặt

3 yêu cầu cơ bản đối với ổ cứng sử dụng trong hệ thống an ninh giám sát

Sự khác nhau giữa camera IP và camera wifi không dây

Camera công nghệ HDCVI là gì

6 Bước Để Lắp Đặt Hoàn Chỉnh Hệ Thống Camera Giám Sát

So sánh Zoom quang học và zoom số trong camera giám sát.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành đầu ghi
