Camera IP và Camera Analog, nên chọn loại nào?

    22/09/2016

Ngày nay, việc lắp đặt camera quan sát gần như đã và đang trở thành nhu cầu tất yếu của mọi doanh nghiệp, công ty, cá thể.... cũng như hộ gia đình. Nhờ vào công nghệ hiện đại, hệ thống camera giám sát giúp chúng ta kiểm soát công việc 1 cách nhanh gọn và dễ dàng nhất.

Nhưng khi được hỏi “camera loại nào tốt hơn” phần đông khách hàng cảm thấy phân vân và khó quyết định. VisionCop sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích xung quanh hai loại camera này.

Xu hướng sử dụng camera giám sát qua điện thoại

Một số công nghệ cao ứng dụng trong camera giám sát

Camera IP là gi?

Camera IP là loại camera quan sát có hình ảnh được số hóa, xử lý và mã hóa từ bên trong, sau đó truyền tải tín hiệu ảnh số qua một kết nối internet về máy vi tính, cũng có thể là một thiết bị lưu trữ tín hiệu số như: Hệ thống NAS, hệ thống server hoặc đầu ghi hình IP.

Camera IP thương hiệu VisionCop, đảm bảo chất lượng

Camera IP được sử dụng giao thức internet mỗi sản phẩm IP này được xây dựng như một hệ thống xử lý độc lập do có bộ vi xử lý được tích hợp bên trong.

Camera Analog là gì ?

Camera analog là một camera quan sát với cảm biến CCD và sau đó hình ảnh được số hóa để xử lý. Nhưng trước khi  truyền tải hình ảnh, camera IP cần phải chuyển đổi tín hiệu trở lại analog và truyền tải về một thiết bị analog, chẳng hạn như màn hình hoặc thiết bị lưu trữ.

 

Nhưng trước khi truyền tải hình ảnh nó phải chuyển đổi thành tín hiệu Analog, sau đó truyền tải về thiết bị thu tín hiệu analog. Ví dụ như : Tivi, đầu ghi hình analog…

So sánh một số tiêu chí giữa camera IP và camera Analog

1. Chất lượng hình ảnh

Camera IP: Hình ảnh rõ nét, trung thực phù hợp với Ngân hàng,tòa án,...Những nơi cần những hình ảnh có tính pháp lý cao. Camera IP có thể có độ phân giải lên đến 5 mega pixel

Camera Analog: Độ phân giải chỉ giới hạn bằng TVL. Cho hình ảnh không sắc nét bằng Camera IP. Tuy nhiên với công nghệ mới hiện nay, đã có nhiều dòng camera HD trên nền tảng Analog

2.Hệ thống cáp

Camera IP: Có khả năng sử dụng hệ thống dây mạng internet có sẵn để truyền tín hiệu. Và có thể cấp nguồn chung với cáp mạng internet (PoE). Chỉ cần chỗ nào có cổng mạng là bạn có thể gắn và kết nối được.

Giới hạn khoảng cách của camera IP là 100m từ camera về switch. Tuy nhiên việc lắp đặt khá phức tạp phải là kỹ thuật viên có kinh nghiệm mới có thể lắp đặt.

Camera Analog: Sử dụng hệ thống cáp đồng trục khá nặng và phải có 1 dây nguồn đi cùng. Tốn  nhiều chi phí cho dây cáp và các thiết bị phụ kiện, tuy nhiên lợi thế của camera analog không cần phải cài đặt phần mềm, có thể tự lắp đặt dễ dàng chỉ cần biết một chút về điện dân dụng.

3. Truyền tải hình ảnh

Camera IP: Tín hiệu IP dễ gặp phải vấn đề trong truyền tải do giới hạn băng thông, tắc nghẽn mạch, thay đổi tỉ lệ bit, kích thướng file lớn, virus và do độ trễ hình. Khi đó hình ảnh thu được sẽ bị gián đoạn, hoặc kém chất lượng

Camera Analog: Tín hiệu analog ít khi gặp vấn đề về mạng hoặc rủi ro khi truyền tải. Băng thông hầu như không giới hạn. Hình ảnh chỉ bị nhiễu khi môi trường có từ trường cao quá mức quy định.

4. Hệ thống bảo mật

Camera IP

Ưu điểm: Dữ liệu camera IP được mã hóa và khó nhận biết nội dung ngay cả khi bị đánh cắp.

Nhược điểm: camera IP và các thiết bị mạng khác có thể là mục tiêu tấn công của những hacker. Tuy nhiên, ở Việt Nam điều này là rất hiếm, vì nhu cầu sử dụng của chúng ta chủ yếu đơn thuần là để giám sát.

Camera Analog:

Ưu điểm: hệ thống analog gần như miễn dịch với các loại virus và các phần mềm độc hại. Nên các hacker nếu muốn lấy dữ liệu không có cách nào khác là phải trực tiếp có mặt tại nơi lắp đặt hệ thống.

Nhược điểm: Tín hiệu analog kém  an toàn hơn và có thể bị đánh cắp hoặc theo dõi bởi bất kỳ ai cũng có quyền truy cập vào hệ thống camera quan sát.

5. Chi phí

Camera IP: Do sử dụng công nghệ cao nên giá cao gấp đôi so với camera analog. Việc lắp đặt camera IP cho hệ thống giám sát trở nên khá tốn kém, bởi nó đòi hỏi phải có các Hub/Swich có tốc độ truyền tải cao và các thiết bị ngoại vi (nếu cần)..

Camera Analog: Lắp đặt camera quan sát Analog (có DVR) sẽ có chi phí thấp hơn lắp đặt hệ thống camera ip (cho qui mô từ 4 camera trở lên). Công lắp đặt cũng rẻ hơn và dễ sử dụng hơn so với camera IP.

6. Lắp đặt và bảo trì

Camera IP: Đòi hỏi người lắp đặt cần phải có kỹ năng cơ bản về mạng cho các công trình quy mô nhỏ. Đối với các công trình lớn như doanh nghiệp, xưởng sản xuất… người lắp đặt cần trang bị những kỹ năng chuyên môn. Vì trong quá trình thi công sẽ gặp rất nhiều vấn đề phát sinh ngoài dự tính.

Camera IP là một thiết bị mạng và cần được quản lý liên tục do đó người quản lý cần phải có kỹ năng chuyên môn mới có thể xử lý tốt khi có tình huống bất ngờ xảy ra

Camera Analog: Không đòi hỏi kiến thức về mạng, việc thi công lắp đặt rất đơn giản. Đặc biệt không cần quan tâm đến quy mô của hệ thống mạng tại công trình. Camera analog là thiết bị đơn giản, không cần phải quản lý, cũng không có địa chỉ IP để quản lý. Có thể tự khắc phục khi có tình huống xảy ra.

7. Độ tương thích và khả năng mở rộng

Camera IP cần có  đầu ghi hình IP để kết nối với từng camera cụ thể. Thế nên, khi muốn nâng cấp hay mở rộng hệ thống, bạn cần phải xem đầu ghi hình IP có tương thích với các camera IP bạn đang sử dụng hay không?

Camera Analog: Đầu ghi hình analog có thế chấp nhận bất kỳ camera analog nào. Bạn sẽ không cần phải lo lắng bất kỳ vần đề nào xảy ra khi nâng cấp hệ thống.

Kết luận: Việc lựa chọn, lắp đặt camera quan sát phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu sử dụng cũng như điều kiện kinh tế của khách hàng. Mỗi loại camera sẽ có những tính năng, đặc điểm riêng phù hợp với điều kiện, không gian cụ thể. Căn cứ vào nhu cầu của mình, bạn sẽ lựa chọn camera phù hợp.

Một giải pháp tối ưu khác đó là, tích hợp camera Analog và camera IP trên cùng một hệ thống, giúp bạn tận dụng được ưu điểm của từng loại camera, giúp tiết kiệm chi phí một cách tối đa nhất.